27 Views

Tìm hiểu về thuật ngữ CAD, CAM, CNC trong ngành gia công cơ khí

Đăng bởi adminquantri - 17:16 23/02/2022

Ngành gia công cơ khí luôn giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một quốc gia. Nhất là tại Việt Nam, khi mà ngành này đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu hiện nay.

Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành cơ khí đã áp dụng rất nhiều phương pháp tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm gia công, chi tiết khó với độ chính xác cao.

Những năm cuối thể kỷ 20, công nghệ CAD/CAM/CNC có thể nói là đã trở thành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, mang lại nhiều lời ích rất lớn, một bước đột phá trong thiết kế, chế tạo và sản xuất công nghiệp.

Vậy, công nghệ CAD/CAM/CNC là gì? Ứng dụng của chúng trong thực tế như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Cosmo Việt Nam nhé!

Để hiểu hơn về những công nghệ này thì bạn cần nắm được khái niệm của từng loại và ứng dụng của chúng trong sản xuất.

Tìm hiểu về thuật ngữ CAD, CAM, CNC trong ngành gia công cơ khí

Khái niệm về CAD

CAD (Computer Aided design): Là thiết kế có sự trợ giúp của máy tính, là một lĩnh vực ứng dụng của công nghệ thông tin vào thiết kế. Nó trợ giúp các nhà thiết kế trong việc mô hình hóa, lập và xuất các tài liệu thiết kế dựa trên kỹ thuật đồ họa. Các sản phẩm tạo ra có thể là bản vẽ 2D hoặc các mô hình thiết kế 3D.

Xem thêm  Những thông số băng tải quan trọng cần nắm vững khi lắp đặt

Chức Năng và Ứng Dụng Của CAD:

Vẽ 2D, 3D, in ấn xuất bản vẽ (Drafting Design)

Mô hình hóa các đối tượng (Modelling Design)

Cung cấp dự liệu cho CAM, CAE.

CAD không chỉ bao gồm vấn đề mô tả hình học!

Thiết kế trong CAD là thiết kế về kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác, không phải là thiết kế đồ họa đơn giản. Các sản phẩm được tạo ra từ CAD thường bao gồm các kích thước chính xác, dung sai và thậm chí là yêu cầu về vật liệu tạo ra sản phẩm.

Công nghệ CAD

Ưu điểm của thiết kế CAD:

– Tăng năng suất công việc thiết kế.

– Quản lý, chỉnh sửa các thiết kế đơn giản.

– Đảm bảo độ chính xác các bản vẽ

– Việc trao đổi các dữ liệu thiết kế đơn giản hơn.

– Dữ liệu cho các ứng dụng khác như CAM, FEM, CAE.

– Giúp cho quá trình marketting các sản phẩm.

– Tạo cơ sở dữ liệu cho quá trình gia công chế tạo.

Khái niệm về CAM

CAM (Computer Aided Manufacturing): Là công nghệ gia công chế tạo có trợ giúp của máy tính, xuất hiện do nhu cầu lập trình cho máy CNC.

Hiểu đơn giản hơn là: CAM là quá trình nối tiếp giữa gia công CNC và thiết kế CAD. Khi sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh nhờ các phần mềm CAD được nhập vào phần mềm CAM để xuất ra các chương trình cho máy CNC thực hiện quá trình gia công.

Xem thêm  Băng tải 2 tầng được dùng để làm gì?

Công nghệ CAM

Chức Năng và Ứng Dụng Của CAM:

– Khai báo mô hình chi tiết cần gia công, thông số công nghệ.

– Tính toán đường chạy dao gia công. Mô phỏng, kiểm tra quá trình gia công CNC.

– Xuất chương trình CNC để thực hiện quá trình gia công.

– Giảm thiệu sai sót trong gia công, tăng năng suất.

– Giúp cho việc tự động hóa về các khâu sản xuất, tối ưu quy trình.

– Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và tích hợp doanh nghiệp hiện đại

– Các giải pháp CAM hiện đại có thể mở rộng và và kết hợp CAD 3D.

– CAM thường được liên kết với CAD để tăng cường tính chính xác và thiết kế CAD hiệu quả.

Khái niệm về CNC

CNC (Computer Numberical Control): gia công có sử dụng điều khiển số với sự trợ giúp của máy tính. Chẳng hạn như các loại máy như: Máy Phay, Máy Tiện,… Chu trình hình thành sản phẩm công nghiệp theo phương thức hiện đại là ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM/CNC để thiết kế gia công và lắp ráp sản phẩm đang trở thành trọng tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Công nghệ CNC

Ưu điểm của máy CNC:

– Độ chính xác cao.

– Đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường, gia công nhiều bề mặt phức tạp.

– Nâng cao năng suất đặc biệt là trong sản xuất đơn chiếc các chi tiết phức tạp.

Xem thêm  Vai trò của băng chuyền ngành sản xuất ô tô và xe máy

– Thời gian gia công ngắn, đáp ứng nhanh.

– Giảm giá thành điều hành gián tiếp.

– Hạ giá thành sản xuất.

– Thuận lợi cho việc tự động hóa quá trình sản suất.

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao các sản phẩm gia công cơ khí lại đòi hỏi phải có độ chính xác cao?

Bạn cần lưu ý những gì khi lựa chọn đối tác gia công cơ khí?

Trên đây là bài viết giải thích về thuật ngữ các phương pháp đang được sử dụng trong ngành gia công cơ khí chính xác hiện nay. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin vui long liên hệ với chúng tôi qua Điện thoại: 024.66.88.66.86 – Hotline: 0932.488.998 để được hỗ trợ tư vấn!

Rate this post