201 Views

Quy trình gia công cơ khí gồm những bước nào

Đăng bởi Nguyễn Hồng - 10:13 18/07/2022

Gia công cơ khí chính xác đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong quá trình sản xuất. Để sản xuất ra một sản phẩm hay chi tiết nào đó thì cũng đều cần phải trải qua một qu trình nhất định. Quy trình gia công cơ khí cũng phải ngoại lệ, và nó yêu cầu các kỹ thuật viên phải nắm chắc. Vậy quy trình gia công cơ khí là gì và quy trình đó gồm những bước nào? Cùng COSMOVINA tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé.

Gia công cơ khí là gì?

Gia công cơ khí là công việc làm tạo ra sản phẩm có độ chính xác gần như tuyệt đối với xác suất sai lỗi là rất nhỏ. 

Hầu hết các quy trình gia công cơ khí chính xác đều được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ thiết bị máy móc hiện đại: máy gia công CNC, robot,…

Gia Công Cơ Khí
Gia Công Cơ Khí

Các bước trong quy trình gia công cơ khí 

Quy trình này được lập ra nhằm giúp cho các kỹ sư; kỹ thuật viên có thể dựa vào đó để có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Bước 1: Thiết kế bản vẽ cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người phụ trách nghiên cứu bản vẽ và tìm hiểu từng chi tiết của bản vẽ. Từ đó đảm bảo tất cả các chi tiết đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật

Xem thêm  Lắp đặt hệ thống băng chuyền công ty may uy tín chất lượng
Sơ đồ thiết kế quy trình gia công cơ khí
Sơ đồ thiết kế quy trình gia công cơ khí

Bước 2: Xác định phương thức sản xuất

3 dạng phương thức phổ biến hiện nay:

  • Sản xuất đơn chiếc: Sản xuất theo phương thức này thì sản phẩm được gia công tỉ mỉ; mất nhiều thời gian hơn. Phương thức này thường được áp dụng đối với những sản phẩm có số lượng sản xuất hàng năm ít và không có chu kỳ sản xuất lại.
  • Sản xuất hàng loạt: Sản xuất theo phương thức này thì nhanh chóng và mất ít thời gian hơn. Nhưng chất lượng sản phẩm thì lại khó đảm bảo hơn. Phương thức này thường được áo dụng đối với những sản phẩm có số lượng sản xuất hàng năm tương đối lớn và có chu kỳ xác định.
  • Sản xuất hàng khối: Phương thức này thường được áp dụng đối với sản phẩm có số lượng sản xuất lớn; và được sản xuất liên tục và kéo dài.

Bước 3: Lựa chọn và tiến hành chế tạo phôi

Chọn phôi cần phải phù hợp với yêu cầu sản phẩm và yêu cầu của khách hàng. Phôi được chế tạo từ nhiều vật liệu đa dạng như kim loại, hợp kim đến phi kim. 

Một số phương pháp chế tạo phôi phổ biến:

  • Đúc cơ khí
  • Gia công áp lực
  • Gia công hàn

Bước 4: Xác định thứ tự các bước tiến hành tối ưu

Việc xác định quy trình gia công cơ khí; đòi hỏi cần phải xác định hợp lý thứ tự các quy trình công nghệ; các bước tiến hành tối ưu nhất (thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng nhất và tiết kiệm chi phí nhất).

Xem thêm  Băng tải thực phẩm cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì bạn đã biết chưa?

Bước 5: Lựa chọn máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp

Người thợ chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn thiết bị, máy móc phù hợp để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm

Bước 6: Xác định lượng dư gia công 

Lượng dư gia công là lớp kim loại được hớt bỏ đi trên bề mặt phôi.

Để chi tiết gia công có hình dạng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu thiết kế; tại mỗi bước người thợ phải hớt bỏ đi một lượng dư gia công nhất định. 

Lượng Dư Gia Công
Lượng Dư Gia Công

Người thợ đưa ra nhiều phương án gia công. Sau đó so sánh hiệu quả của từng phương án để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

Bước 7: Xác định chế độ cắt trong các nguyên công

Tính toán lựa chọn chế độ gia công cơ khí đối với vật liệu; đảm bảo phù hợp với từng nguyên công để sản phẩm đạt được độ chính xác cao nhất. 

Bước 8: Chọn đồ gá cho nguyên công

Đồ gá phù hợp dùng để kẹp chặt phôi trong suốt quy trình gia công cơ khí. Tuy nhiên, đôi khi người thợ vẫn phải thiết kế riêng chi tiết cho đồ gá với nguyên liệu cần thiết.

Tìm Hiểu Nguyên Công Trong Cơ Khí
Tìm Hiểu Nguyên Công Trong Cơ Khí

Bước 9: Tiến hành quy trình gia công cơ khí

Để sản phẩm đạt được độ chính xác tuyệt đối; trong quá trình tiến hành gia công thì cần dựa vào sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Các thiết bị máy móc có thể là: máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào,…

Xem thêm  Yếu tố cần cân nhắc để sửa chữa băng tải?

Bước 10: Kiểm tra lại sản phẩm sau quy trình gia công cơ khí

Đây là một bước quan trọng đảm bảo độ chính xác về mặt kỹ thuật; tính thẩm mỹ của sản phẩm theo yêu cầu. Để kiểm tra độ chính xác; người thợ có thể sử dụng một số dụng cụ kiểm tra như: thước cặp, máy đo 2D, 3D,…

Trên đây là chi tiết 10 bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác. Tuy nhiên, tùy vào từng điều kiện làm việc của mỗi phân xưởng mà tiến hành các bước tối ưu nhất. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn, đặc biệt là các kỹ sư cơ khí; có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tế, tăng hiệu quả công việc. 

Xem thêm: 

Rate this post