99% người dùng chưa biết nguyên lý hoạt động của băng tải
Đăng bởi Nguyễn Hồng - 17:33 30/06/2022
Bạn đã từng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải chưa? Nếu chưa thì cùng COSMOVINA tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
- Cấu tạo của băng tải xích gồm những thành phần nào?
- Nguyên tắc cần biết khi vận hành băng tải công nghiệp
Băng tải là một loại máy cô cùng đặc biệt không thể thiếu trong sản xuất và kinh doanh ngày nay. Bắt nguồn từ bên Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, ban đầu chỉ là những băng tải nhỏ gọn đơn giản nhưng ngày nay đã to lớn và phức tạp hơn
Băng tải được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất lúa, gạo, thức ăn gia súc gia cầm, phân bón, than đá,… Dù đi vào nhà máy nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều bắt gặp hệ thống băng tải với nhiều chủng loại khác nhau
Cấu tạo của băng tải
+ Khung băng tải: Nhôm định hình, inox, thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện
- Khung băng tải nhôm định hình: ứng dụng trong các nhà máy sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính với trọng lượng nhẹ
- Khung băng tải inox: thường được sử dụng trong môi trường chứa hóa chất bụi bẩn như nhà máy chế biến thực phẩm, hàng không, dược phẩm,…
- Khung băng tải thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện: Chịu được mọi trọng lượng khác nhau. Khung băng tải này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, in ấn,…
+ Dây băng tải:
- Thường dùng dây băng PVC hoặc dây băng PU dày từ 1-5mm tùy theo trọng tải của hàng hóa
- Ta thường dùng băng tải cao su đối với băng tải chịu tải nặng
+ Con lăn kéo:
- Được chế tạo từ inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm
- Đa dạng đường kính: Ø50, Ø60, Ø76, Ø89, Ø102
+ Con lăn đỡ băng:
- Được chế tạo từ inox hoặc thép mạ kẽm
- Đa dạng đường kính: Ø25, Ø32, Ø38
+ Truyền động từ động cơ vào trục công tác:
- Truyền động bằng bộ truyền xích hoặc đai
+ Động cơ băng tải:
Có 2 loại phổ biến:
- Động cơ gắn liền với hộp giảm tốc có công suất từ 25W – 200W
- Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, công suất từ 0.37kW – 2.5kW
+ Bộ điều khiển tốc độ:
- Biến tần, cảm biến, PLC, timer,…
+ Tấm đỡ dây nịt:
- Thường được làm từ inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm
+ Các gối bi đỡ của con lăn
Nguyên lý hoạt động của băng tải
- Rulo chủ động quay → dây băng tải chuyển động nhờ rulo và dây băng tải tạo ra lực ma sát
- Rulo và dây băng tải tạo ra lực ma sát bằng cách: khi dây băng tải gầu bị trùng thì ta điều chỉnh rulo bị động để dây băng tải căng ra → tạo lực ma sát
- Khi các vật liệu rơi xuống trên bề mặt dây băng tải sẽ được di chuyển nhờ vào chuyển động của băng tải
- Dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề mặt băng tải để tránh băng tải bị võng, giảm lực ma sát trên đường đi của băng tải.
Hệ thống băng tải
Hệ thống băng tải trong dây chuyền sản xuất bao gồm:
- Băng tải cao su: khả năng chịu nhiệt và chịu lớn
- Băng tải xích: ứng dụng nhiều trong vận chuyển hàng hóa dạng chai
- Băng tải con lăn: gồm băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn thép mạ kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng mô tơ
- Băng tải đứng: vận chuyển hàng hóa theo hướng thẳng đứng, phổ biến trong các hầm mỏ
- Băng tải PVC vận chuyển các loại hàng hóa có trọng lượng nhẹ, thường sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm
- Băng tải linh hoạt: khả năng di chuyển dễ dàng và chuyển hướng đi linh hoạt
- Băng tải góc cong: chuyển hướng sản phẩm 30o – 180o
Băng tải được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề: công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, bao bì,…
Hệ thống băng tải đang ngày càng phổ biến bởi những lợi ích mà nó đem lại như tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí nhân lực, nâng cao năng suất,… Tuy có nhiều hệ thống băng tải với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng chúng đều đem lại lợi ích như nhau.
Bình luận