Ưu nhược điểm của băng tải cao su bạn đã biết chưa?
Đăng bởi Nguyễn Hồng - 10:14 23/09/2022
Ưu nhược điểm của băng tải cao su bạn đã biết chưa? Tại sao nó được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất? Cùng Cosmo Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của băng tải cao su
Cấu tạo của băng tải cao su gồm hai bộ phận.
- Lớp vải bố chịu kéo bên trong: được làm từ sợi polyester tổng hợp. Chúng có độ bền cao, là nơi chịu kéo chính của băng tải
- Lớp cao su chống mài mòn bên ngoài: bảo vệ lớp vải bố bên trong khỏi các tác nhân gây hại.
Băng tải có hai lớp cao su ở mặt trên và mặt dưới. Mặt trên là nơi tiếp xúc nguyên vật liệu nên được làm dày hơn mặt dưới. Mặt trên dày 3 – 6mm. Mặt dưới có độ dày trong khoảng 1,15 – 3mm. Nguyên liệu được làm từ cao su tự nhiên, có thể làm việc trong môi trường 10 – 45 độ.
Hệ thống con lăn được cố định trên khung băng tải. Khung băng tải được làm từ các chất liệu có độ chắc chắn cao như thép, inox,… Hệ thống truyền chuyển động.
Do đặc điểm cấu tạo mà chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Có thể kể đến một số ngành tiêu biểu như lắp ráp, kiểm tra gỡ lỗi kỹ thuật, máy móc, giao thông vận tải, in ấn, điện tử, thực phẩm,… Các loại băng tải này có thể vận chuyển cả nguyên vật liệu cả hàng hóa đóng thùng. Thêm nữa, chúng luôn được tùy chỉnh theo các điều kiện môi trường làm việc khác nhau như chịu ẩm, chịu nhiệt, kháng axit, kiềm,…
Ưu nhược điểm của băng tải cao su
Đặc điểm cấu tạo của băng tải sẽ ảnh hưởng đến tính năng của chúng. Do đó cũng tác động đến ưu nhược điểm của băng tải cao su.
Ưu điểm
- Băng tải cao su có cường độ kéo giãn cao, chịu được mài mòn tốt
- Khả năng chống chịu va đập cực tốt
- Băng tải có tuổi thọ trung bình cao
- Có thể làm việc trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Nguyên nhân là do băng tải này có khả năng chịu ẩm ướt cũng như chịu được hóa chất tốt
- Tính mềm dẻo cao, có tỷ lệ kéo giãn chiều dọc tương đối thấp
- Độ giãn dài trong quá trình sử dụng thấp kèm theo tính năng tạo máng tốt
- Chống gấp khúc tốt
- Độ dai lớn, trọng lượng nhẹ làm tăng sức kéo của motor. Nhờ đó giảm được lượng điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng
- Được ứng dụng để vận chuyển nguyên vật liệu có khối lượng, trọng tải lớn. Đồng thời có thể vận chuyển ở cự ly dài với tốc độ cao.
Nhược điểm
- Tốc độ quá nhanh sẽ dễ làm lệch trục. Điều này gây hư hại cho con lăn, do đó cần tránh chạy tốc độ cao.
- Độ dốc của băng tải cao su thường khá nhỏ
- Băng tải cao su không thể tải theo đường cong
- Mặc dù còn tồn tại nhược điểm nhưng có thể khắc phục chúng bằng cách điều chỉnh thiết kế khung băng tải. Chẳng hạn như khung băng tải điều hướng, con lăn, động cơ, bát đỡ,…
Xem thêm:
Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về ưu nhược điểm của băng tải cao su. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. bạn có thể ghé thăm trang web của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn về băng tải.
Bình luận