Tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của băng tải gầu nâng
Đăng bởi Nguyễn Hồng - 09:11 11/08/2022
Băng tải gầu nâng hay còn gọi là gầu tải là một thiết bị băng tải phục vụ nhu cầu vận chuyển các loại vật liệu nhỏ, dạng bột di chuyển lên cao theo chiều thẳng đứng. Nó phục vụ tốt nhất nhu cầu này là do có những tính năng ưu việt như năng suất cao, lắp đặt dễ dàng và có kết cấu chắc chắc. Vậy băng tải gầu nâng có cấu tạo và công dụng như thế nào?
Cấu tạo
Băng tải gầu nâng được cấu tạo từ các bộ phận sau:
- Khung: làm bằng thép được gia cường thêm gân tăng cứng đảm bảo khi lắp đặt ở trên cao được vững chắc. Lớp ngoài khung được bọc lớp tole nhằm tránh bụi bẩn và ngăn không cho vật liệu rơi ra ngoài
- Dây gầu: được làm từ cao su tổng hợp bên trong có bện các sợi bố. Dây gầu tải yêu cầu phải bền, chắc, chịu mài mòn và ma sát cao; hệ số co giãn của dây phải ở mức thấp
- Bulong gầu: được làm từ thép mạ kẽm, đúc, taro ren và được tôi luyện qua lửa để độ cứng được tăng lên; độ mài mòn và dẻo dai.
- Bulong gầu được làm theo kích thước tiêu chuẩn của Châu Âu. Bao gồm: bulong, con tán mũ, lông đên vênh, lông đền phẳng hoặc lông đền lõm
- Gầu múc: được làm từ thép hoặc nhựa. Ngoài ra trong ngành công nghiệp thực phẩm thì sử dụng gầu múc làm từ inox
- Ống cấp liệu: được làm bằng tôn hoặc nhựa với thiết kế phù hợp để vật liệu có thể đi vào bên trong gầu một cách dễ dàng mà không bị tắc
- Pully chủ động: được làm từ thép tiêu chuẩn. Đây là bộ phận chuyển động chính của băng tải gầu nâng
- Pully bị động: được lắp đặt với căng dây gầu giúp cho dây gầu luôn đủ độ căng cầ thiết để đảm bảo lực ma sát giữa dây băng tải và pully
- Motor: là bộ phận giúp băng tải gầu nâng hoạt động trơn tru
- Ngoài ra còn một số các chi tiết khác như: bộ phận dẫn động, phần đầu, phần cuối, chi tiết tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, chi tiết lắp ráp, tang bị động, bộ phận đỡ sàn, tủ điều khiển,…
Công dụng của băng tải gầu nâng
- Chuyển vật liệu lên cao theo phương thẳng đứng với hiệu suất cao và tiết kiệm điện năng
- Vận hành với tốc độ cao, không gây bụi bẩn cho vật liệu
- Công suất lớn, đạt 30 – 200m3/h
- Có thể truyền tải được các loại vật liệu nặng như than, quặng sắt
- Lắp đặt dễ dàng và chiếm ít diện tích
- Hạn chế rơi rớt vật liệu trong quá trình vận hành
- Thay thế các loại thiết bị vận chuyển truyền thống
- Tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp
Các loại băng tải gầu nâng
Có 2 loại băng tải gầu nâng phổ biến hiện nay: Gầu tải đứng và gầu tải nghiêng
+ Gầu tải đứng:
- Được ứng dụng để truyền tải các vật liệu như ngũ cốc, nguyên liệu khô, nguyên liệu dạng bột,…
- Được làm thép dày và được mạ kẽm ở nhiệt độ cao.
- Cấu tạo bao gồm phần đầu và phần chân. Trong đó được gắn một trục quay và bạc đạn cố định để đỡ xoay dây gầu. Dây cáp đỡ sẽ được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ
+ Gầu tải nghiêng:
- Dùng để vận chuyển nguyên liệu như bột, bột mì, nguyên liệu khô,…
- Giúp tăng năng suất trong sản xuất, kiểm soát chất lượng dễ dàng
- Vận hành và thao tác dễ dàng
- Tiết kiệm điện năng
- Tiết kiệm thời gian bảo trì, bảo dưỡng
- Lắp đặt dễ dàng
- Khả năng chống nước và chịu được thời tiết ẩm ướt.
Bài viết liên quan:
- Ưu điểm của băng tải chống tĩnh điện trong sản xuất
- Các loại dây băng tải được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin khái quát về cấu tạo và công dụng của băng tải gầu nâng mà Cosmovina cung cấp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại băng tải này. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống băng tải thì đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận