308 Views

So sánh robot tự hành AGV và AMR

Đăng bởi noidung - 11:55 16/10/2023

Robot tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) và robot tự hành AMR (Autonomous Mobile Robot) là hai loại robot tự hành được sử dụng rộng rãi trong các nhà kho, nhà máy sản xuất và các môi trường công nghiệp khác. Cả hai loại robot đều có thể thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng chúng có một số điểm khác biệt đáng kể về công nghệ, tính linh hoạt và chi phí.

Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 loại robot tự hành AGV và AMR, sự khác biệt về công nghệ, tính linh hoạt, sự tiện dụng và chi phí giữa chúng và cuối cùng là loại xe tự hành nào phù hợp cho nhu cầu của bạn.

AGV là gì? AMR là gì? Điểm tương đồng giữa 2 công nghệ robot tự hành

AGV – viết tắt của Automated Guided Vehicles, là robot công nghiệp được lập trình theo một lộ trình nhất định để vận chuyển hàng hóa trong nhà máy, nhà kho và các môi trường sản xuất, lưu trữ khác. Công nghệ AGV là một công nghệ khá cũ, đã có từ cách đây khoảng 70 năm.

AMR– viết tắt của Autonomous Mobile Robots, là robot công nghiệp sử dụng các bộ cảm biến được lắp đặt quanh thân xe và bo mạch xử lý được tích hợp bên trong để tự động vận chuyển vật liệu, hàng hóa từ điểm đi đến điểm đến mà không phụ thuộc vào lộ trình đường đi được thiết lập sẵn. Công nghệ AMR là một công nghệ mới, xuất hiện trong khoảng 5 năm gần đây, được tạo ra với mục đích chính để thay thế cho công nghệ AGV đã lỗi thời.

Xem thêm  Robot AGV sử dụng các ngôn ngữ lập trình nào?

Điểm tương đồng giữa xe tự hành AGV và AMR:

  • Cả 2 đều là robot tự hành được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu từ điểm đi tới điểm đích.
  • Khối lượng chuyên chở hàng hóa đa dạng: từ 2 kg tới 1500 kg.

5 điểm khác biệt giữa 2 công nghệ AGV và AMR:

  1. Công nghệ điều hướng – đường đi cố định vs. điều hướng AI thông minh:

Robot tự hành AGV được tích hợp công nghệ điều khiển đơn giản, chỉ tuân theo lập trình có sẵn và được dẫn hướng, di chuyển bởi các đường từ, cảm biến được lắp đặt trong nhà máy. Do đó, xe tự hành AGV bị giới hạn đường đi theo một lô trình nhất định và yêu cầu phải thiết lập các cảm biến, đường đi mới trong trường hợp robot được phân công nhiệm vụ khác hoặc cấu trúc nhà máy thay đổi.

Ngược lại, robot tự hành AMR sử dụng các công nghệ LiDAR (Light Detection And Ranging) và camera 3D mới nhất, sử dụng bản đồ nhà máy được thiết lập trên phần mềm để di chuyển. Chỉ cần thiết lập điểm đi và điểm đến, robot sẽ tự động tìm đường phù hợp nhất để vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận. Robot AMR tự động né tránh các vật cản trên đường đi của mình và tự động tính toán đường đi thay thế phù hợp nhất.

So Sánh Giữa Agv Vs Amr 1

  1. Sự an toàn – dừng lại và chủ động né tránh
Xem thêm  Các loại robot được sử dụng trong kho hàng thông minh

Cả 2 robot tự hành AMR và AGV đều tích hợp cơ chế phát hiện vật cản giúp robot có thể làm việc an toàn cùng với con người, tuy nhiên với công nghệ LiDAR và 3D camera tiên tiến, robot AMR sẽ thích hợp hơn trong môi trường yêu cầu cộng tác với con người.

Xe tự hành AGV có thể phát hiện vật cản phía trước và tự động dừng lại, và báo hiệu cho con người can thiệp trước khi tiếp tục hoạt động. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, robot AGV thường hoạt động trong những vị trí ít người qua lại, thiết lập đường chạy riêng biệt và phải có giới hạn tốc độ. Điều này dẫn đến robot phải chạy quãng đường xa hơn và thời gian giao hàng chậm hơn. 

Trong khi đó, robot AMR tích hợp các máy quét và bộ cảm biến trên thân xe giúp robot tự động phát hiện vật cản trên đường đi, tự động né tránh và tính toán tuyến đường thay thế phù hợp nhất cho việc chuyên chở hàng. Điều này giúp cho robot tự hành AMR có thể tự động né tránh con người trong quá trình hoạt động, hoàn toàn an toàn trong môi trường đông người và đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa ngắn nhất.

Lidar On Amr

  1. Tính linh hoạt 

Do sự khác biệt về công nghệ, robot tự hành AMR linh hoạt và nhiều ứng dụng hơn so với robot tự hành AGV:

Xem thêm  Băng tải lưới inox và những tiện ích trong ngành chế biến thực phẩm

Do tuyến đường của robot AGV cố định, phụ thuộc vào đường cảm biến được lắp đặt sẵn, robot chỉ có thể tuân theo các chỉ dẫn và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sử dụng. Và để thiết lập robot cho các nhiệm vụ mới, yêu cầu phải thay đổi đường từ thiết lập trong nhà máy, hậu quả dẫn đến gián đoạn sản xuất và gia tăng chi phí. Điều này giới hạn số lượng công việc, nhiệm vụ và địa điểm hoạt động của xe AGV.  

Với khả năng lập trình toàn bộ hoạt động trên phần mềm và thiết lập địa điểm, nhiệm vụ mới nhanh chóng, robot AMR có thể thực hiện nhiều công việc ở nhiều địa điểm khác nhau, không giới hạn bởi một lộ trình nhất định. Ngoài ra, thông qua phần mềm hệ thống, nhiều robot AMR có thể phối hợp cùng nhau thực hiện nhiều công đoạn khác nhau giúp tối ưu hiệu quả sử dụng và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp cho ứng dụng của xe AMR trong sản xuất, chuyên chở là hoàn toàn không bị giới hạn.

  1. Mô hình kinh doanh – truyền thống và hiện đại:

Xe tự hành AGV phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống: sản phẩm, quy trình sản xuất không đổi, yêu cầu tính linh hoạt thấp.

Ngược lại, doanh nghiệp hiện đại với yêu cầu sản xuất thay đổi, luôn luôn thích nghi với sự biến đổi của thị trường sẽ tận dụng được hết sự linh hoạt của robot tự hành AMR. Ngoài ra, với khả năng tự động né tránh con người và tìm tuyến đường ngắn nhất, robot AMR còn phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau như: 3P-Logistics, Điện tử, Bệnh Viện, Dược phẩm, Thương mại điện tử,… 

  1. Chi phí – ngắn hạn vs. dài hạn:

Nếu chỉ so sánh giá giữa một robot tự hành AGV và AMR, thì robot tự hành AGV sẽ có giá thành rẻ hơn.

Tuy nhiên, xe tự hành AGV yêu cầu phải thiết lập đường dây dẫn và các cảm biến từ để robot hoạt động. Từ đó kéo theo chi phí của giải pháp robot tự hành AGV tăng lên và dẫn đến để nếu so sánh chi phí giữa 2 giải pháp trọn bộ robot tự hành AGV và AMR, AMR thường sẽ có giá thành rẻ hơn.  Thậm chí, với phạm vi hoạt động và khả năng vận chuyển hoàn toàn vượt trội, robot AMR còn có thể đảm nhận các khối lượng công việc của 2-3 robot AGV.

Ngoài ra, với khả năng thiết lập nhanh chóng, đạt hiệu quả tức thì và các tính năng vượt trội so với robot AGV, thường chỉ trong vòng 6 tháng đầu tiên, các doanh nghiệp sử dụng robot tự hành AMR đã có thể hoàn lại vốn. Trong quá trình sử dụng, nếu có yêu cầu thay đổi cấu trúc nhà máy, phân công nhiệm vụ mới hoặc thay đổi địa điểm hoạt động cho robot AGV, doanh nghiệp sẽ lại phải mất thêm chi phí và thời gian kéo đường dây dẫn mới, trong khi robot AMR chỉ cần thiết lập lại bản đồ trên phần mềm hệ thống.

Robot AMR và AGV – Nên đầu tư loại robot nào?

Số vốn ban đầu thấp là lý do nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn robot tự hành AGV mặc cho robot tự hành AMR hoàn toàn nổi trội hơn ở cả tính năng, sự linh hoạt cũng như chi phí về lâu dài. Nhìn chung điều đó khiến cho doanh nghiệp tự bó buộc hoạt động sản xuất của mình phải tuân theo một quy trình cứng nhắc, thiếu khả năng thích nghi và thay đổi. Về lâu dài, robot tự hành AMR là một giải pháp tối ưu hơn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi hiện nay.

Cosmovina là doanh nghiệp tiên phong trong xu hướng phát triển công nghệ robot AMR và là nhà cung cấp giải pháp robot tự hành AMR hàng đầu hiện nay. Với những ưu điểm như giải pháp linh hoạt, tiện lợi, hiệu quả và dễ dàng sử dụng, robot tự hành tại Cosmovina là robot sử dụng công nghệ robot AMR mới nhất hiện nay, nâng cao hiệu quả sản xuất tức thì. Hiện nay, Cosmovina đang cung cấp giải pháp cho các khách hàng lớn như Samsung, Panasonic,.. Chúng tôi tự phát triển phần mềm giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng tích hợp vào hệ thống của quý khách.

———————————-

Để biết thêm thông tin và nhận báo giá cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ TRỤ VIỆT NAM

Trụ sở kinh doanh: Tầng 7, Tòa nhà An Phú, Số 24 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Nhà xưởng Hà Nội 1: Khu nghiên cứu và Triển khai công nghệ Cổ Nhuế, P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Nhà xưởng Hà Nội 2: Thôn 4, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Nhà xưởng Hà Nội 3: Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội.
Nhà xưởng Hồ Chí Minh: Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nhà xưởng Đà Nẵng: Ngã 3 Lê Trọng Tấn Giao Lê Đình Kỵ, Phường Hòa An, Q.Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Điện thoại: 024.66.88.66.86 – Hotline/Zalo: 0932.488.998

 

Rate this post