26 Views

Phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền

Đăng bởi noidung - 14:49 12/09/2023

Hiện nay trong cuộc sống, băng tải và băng chuyền đã và đang được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực sản xuất để nâng cao tốc độ và năng suất lao động. Mặc dù chung một nhiệm vụ là vận chuyển hàng hóa nhưng 2 thiết bị này vẫn có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Bài viết dưới đây của COSMO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền, từ đó bạn có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của công việc.

Giới thiệu về băng tải và băng chuyền

Băng tải là gì?

Băng Tải
Hình ảnh minh họa : Băng tải

Băng tải là 1 cá thể đơn lẻ hoạt động độc lập và dùng để vận chuyển hàng hóa ở khoảng cách liên tục. Ở băng tải không cần người thực hiện thao tác hoặc công nhân để sản xuất. Thay vào đó là hoạt động tự động dưới sự điều khiển của tổ máy.

Băng chuyền là gì?

Băng chuyền bao gồm nhiều cá thể băng tải liên kết với nhau, tạo ra một dây chuyền giúp vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm với khoảng cách xa hơn. Cấu tạo của băng chuyền phức tạp và chiếm nhiều diện tích lặp đặt. Ở một số trường hợp băng chuyền còn được trang bị thêm bàn thao tác hai bên để nhân công có thể thực hiện các công đoạn như: sơ chế linh kiện, lắp ráp linh kiện,…

Xem thêm  TOP 5 băng tải công nghiệp được sử dụng nhiều nhất

Cấu tạo của băng tải

Băng tải có cấu tạo bao gồm:

  • Khung chịu lực mạnh: Thông thường được làm bằng inox hoặc nhôm định hình hay thép tĩnh điện.
  • Dây vận chuyển: Làm bằng PU (dày 1,5mm) hoặc PVC (dày 2-3mm) với hệ thống lưới hoặc con lăn.
  • Cơ cấu hạ tầng và các bộ phận động với hệ thống tang chủ, động cơ.
  • Hệ thống truyền lực: Giảm xóc (công suất 25W-2.2W), hệ thống điều khiển tốc độ vận chuyển tự động thông qua máy móc.

Cấu tạo băng chuyền

Băng Chuyền
Hình ảnh minh họa: Băng chuyền

Băng chuyền có cấu tạo bao gồm:

  • Khung băng chuyền: Được làm từ inox không gỉ hoặc thanh nhôm đình hình hay thép phun tĩnh điện.
  • Băng chuyền: Được làm từ chất liệu nhựa PU (dày khoảng 1,5mm) hoặc PVC (dày 2-3mm), thường có dạng con lăn hoặc lưới.
  • Bàn thao tác: Được thiết kế hai bên để thực hiện các công việc như sản xuất, lắp đăt và sơ chế hàng hóa. Bàn thao tác được làm từ inox hoặc gỗ hay thép tùy vào yêu cầu của nhà máy.
  • Hệ thống con lăn hổ trợ: Cùng với bộ phận truyền lực tự động giúp truyền tải hàng hóa trên băng.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng tự động: Hệ thống này gồm ổ cắm và điều khiển khí nén được tích hợp vào băng chuyền nhằm giúp công nhân thao tác hiệu quả hơn.

Ưu, nhược điểm của băng tải và băng chuyền

Về ưu điểm

Băng tải:

  • Giá thành rẻ, dễ tiếp cận khách hàng hơn so với băng chuyền
  • Quy trình lắp đặt đơn giản.
  • Cấu tạo của băng tải đơn giản, dễ vận hành, không đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Thiết kế gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích sử dụng.
Xem thêm  Ứng dụng của băng tải chống cháy trong sản xuất

Băng chuyền:

  • Vận chuyển hàng hóa, vật liệu với khoảng cách xa ( có thể đến vài km).
  • Khả năng chịu tải cao, tải được nhiều hàng hóa với tải trọng lớn.
  • Có thể vận chuyển hàng hóa ở nhiều địa hình theo đường thẳng, đường cong, góc nghiêng,…

Về nhược điểm

Băng tải:

  • Chỉ vận chuyển hàng hóa ở khoảng cách ngắn
  • Nếu muốn vận chuyển xa và địa hình không bằng phẳng cần phải kết hợp nhiều băng tải. Vì thế chi phí đầu tư sẻ tăng.

Băng chuyền:

  • Giá thành cao hơn, khó tiếp cận với khách hàng
  • Quy trình thi công và lắp đặt khá phức tạp.
  • Đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn khi vận hành.
  • Khối lượng lớn chiếm nhiều diện tích khi sử dụng.

>>>Tham khảo thêm : Băng tải-dây chuyền

Lựa chọn sử dụng băng tải và băng chuyền như thế nào

Băng Chuyền Và Băng Tải
Hình ảnh minh họa: băng tải và băng chuyền

Lựa chọn sử dụng băng tải

  • Băng tải là sự lựa chọn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi giá thành hợp lý và thiết kế nhỏ gọn. Với sự đa dạng trong mẫu mã cũng giúp nó phù hợp với nhiều thiết bị sản xuất khác nhau.
  • Các loại băng tải như băng tải con lăn, băng tải đứng và băng tải PVC thường được sử dụng để đưa hàng lên thùng xe tải hay xe container. Bên cạnh đó còn vận chuyển nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, may mặc và nhiều ngành công nghiệp khác.
Xem thêm  Băng tải cánh bướm là gì? Cấu tạo của băng tải cánh bướm

Lựa chọn sử dụng băng chuyền

  • Băng chuyền có yêu cầu quy trình lắp đặt phức tạp giá cả đắt hơn.Nó thường được ưu tiên sử dụng trong các nhà máy và công ty lớn. Các loại băng chuyền được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất giày da, hàng gia dụng, thực phẩm đóng hộp, lắp ghép linh kiện điện tử, lắp ráp phụ tùng xe máy, ô tô,… Băng chuyền thường được dùng để thực hiện các công đoạn sản xuất phức tạp và có tự động hoá cao.
  • Ngoài ra, băng chuyền còn được sử dụng trong các ngành khai thác khoáng sản và vận chuyển than với khoảng cách vận chuyển xa và quy mô lớn.

>>>Tham khảo thêm: Băng chuyền cho nhà máy lắp ráp điện tử

Sau bài viết của COSMO chia sẽ mong rằng sẽ giúp người đọc hiểu và thấy được sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền. Hãy theo dõi COSMO để cập nhật thêm những thông tin mới nhất.

Rate this post