28 Views

Phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền

Đăng bởi Nguyễn Hồng - 09:05 31/08/2022

Băng tải và băng chuyền là thiết bị đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp. Nó giúp gia tăng năng suất lao động và giảm thiểu thời gian hoàn thành công việc. Nhiều người vẫn lầm tưởng băng tải và băng chuyền là một. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Vậy làm sao để phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền? Hôm nay Cosmovina sẽ giúp bạn làm việc đó.

Bài viết liên quan:

Phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền

Cả hai hệ thống này đều rất cần thiết cho quá trình sản xuất với quy mô lớn nhỏ trong công nghiệp. Cả hai thiết bị đều dùng để vận chuyển hàng hóa hay nguyên vật liệu. Việc này giảm bớt áp lực cho người lao động và giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Tuy vậy thì hai hệ thống này lại có sự khác biệt khá lớn về cấu tạo và ứng dụng . Dưới đây Cosmovina sẽ phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền để giúp các bạn hiểu hơn về hai loại này nhé.

Xem thêm  6 mẹo giúp ngăn chặn sự mài mòn và rách trên hệ thống băng tải
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Băng Tải Và Băng Chuyền
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Băng Tải Và Băng Chuyền

Cấu tạo và ứng dụng của băng chuyền

Cấu tạo

Băng chuyền là một dạng hệ thống được dùng trong công đoạn gia công, sơ chế, lắp ráp,… Hệ thống này có cấu trúc khá đặc biệt để có thể vận chuyển vật liệu và hàng hóa từ điểm này đến điểm kia. Đồng thời thực hiện tất cả các thao tác như một người công nhân. Băng chuyền có cấu tạo như sau:

  • Khung băng chuyền: làm bằng inox không gỉ, nhôm định hình hoặc thép sơn tĩnh điện. Vì vậy băng chuyền rất an toàn và không làm ảnh hưởng đến đặc tính của hàng hóa
  • Băng chuyền: thường làm từ nhựa PU hoặc PVC, dạng lưới hoặc con lăn. Băng chuyền PU có độ dày là 1,5mm; băng chuyền PVC có độ dày là 2-3mm
  • Bàn thực hiện thao tác: được làm bằng inox, gỗ hoặc thép,… Được thiết kế với 2 bên dùng để sản xuất, lắp đặt, sơ chế.  
  • Hệ thống con lăn hỗ trợ, bộ phận truyền lực tự động truyền tải
  • Điều khiển tốc độ động cơ, trục vít có độ kiểm soát ổn định
  • Băng chuyền có hệ thống đèn chiếu sáng tự động, ổ cắm điện và điều khiển khí nén giúp người công nhân thao tác hiệu quả hơn. 
Băng Chuyền Chế Biến Thủy Hải Sản
Băng Chuyền Chế Biến Thủy Hải Sản

Ứng dụng

Băng chuyền được ứng dụng nhiều trong các nhà máy, nhà xưởng chuyên vận chuyển hàng hóa hoặc thực hiện một số các công đoạn sản xuất như:

  • Sản xuất giày da, bánh kẹo, hàng gia dụng, quần áo, nước giải khát,….
  • Sơ chế nông lâm thủy sản, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cho gia súc và thú cưng,…
  • Lắp ráp linh kiện điện tử, lắp ráp phụ tùng xe máy, ô tô,…
  • Sử dụng như một tuyến đường để vận chuyển than, khai thác khoáng sản,… với khoảng cách vài km
Xem thêm  Tại sao phải mua băng tải công nghiệp tại Cosmovina?

Cấu tạo và ứng dụng của băng tải

Cấu tạo

Băng tải là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa liên tục. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa băng tải và băng chuyền đó là băng tải không có bàn thực hiện thao tác. Thay vào đó, băng tải được máy móc điều khiển hoàn toàn tự động. Băng tải có cấu tạo như sau:

  • Khung băng tải: thường được làm bằng inox, nhôm định hình hoặc thép sơn tĩnh điện. Có khả năng chịu lực tốt
  • Dây băng tải: thường làm bằng PU hoặc PVC, dạng lưới hoặc con lăn
  • Cơ cấu hạ tầng và tang bị động với tang chủ động
  • Hệ thống truyền lực, giảm xóc: có công suất từ 25w – 2.2kw. Kiểm soát và điều khiển tốc độ vận chuyển tự động bằng máy móc.

Ứng dụng

  • Được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Dùng để đưa hàng hóa lên thùng xe tải hoặc container
  • Dùng để vận chuyển nguyên liệu, vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, may mặc,…
Băng tải dược phẩm
Băng tải dược phẩm

Ưu nhược điểm của băng tải và băng chuyền

Đánh giá ưu và nhược điểm của băng tải và băng chuyền cũng là một cách để phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền.

  Băng chuyền Băng tải
Ưu điểm
  • Vận chuyển được nguyên liệu, hàng hóa với khảng cách xa lên đến vài km
  • Có nhiều dạng đường truyền: đường thẳng, đường cong, góc nghiêng,…
  • Khả năng chịu lực tốt
  • Vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn
  • Cấu tạo đơn giản
  • Không yêu cầu người điều khiển phải có chuyên môn cao nhưng phải có kiến thức cơ bản
  • Có nhiều dạng băng tải: băng tải con lăn, băng tải đứng, băng tải nghiêng,…
  • Thiết kể nhỏ gọn, đơn giản
  • Chiếm ít diện tích, không gian
  • Giá thành khá rẻ
  • Tiếp cận được nhiều khách hàng
Nhược điểm
  • Có giá thành cao
  • Lắp đặt tốn nhiều thời gian và công sức
  • Yêu cầu người điều khiển cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao
  • Có cấu tạo phức tạp
  • Chiếm khá nhiều diện tích, không gian
  • Chỉ vận chuyển được các nguyên vật liệu, hàng hóa ở khoảng cách ngắn
  • Phải kết hợp nhiều băng tải với nhau để vận chuyển đường dài hoặc địa hình cong, nghiêng,…
Xem thêm  Băng tải xoắn ốc trong ngành công nghiệp thực phẩm

Qua những thông tin trên thì chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định rằng băng tải và băng chuyền có sự khác biệt khá lớn. Mỗi loại sẽ có cấu tạo và ứng dụng khác nhau cũng như có những ưu nhược điểm khác biệt. 

Trên đây là những thông tin cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về hai loại này. 

Rate this post